Từ bên thành thánh Giêrusalem đi bộ qua thung lũng Khít-rôn để sang núi Cây Dầu qua vườn Giệtsêmani, chúng tôi tiếp tục đi bộ lên nhà thờ Chúa Giêsu khóc thương thành Giêrusalem. Đi bộ lên dốc và qua khu nghĩa địa rất lớn của người Do Thái. Nhưng ngôi mộ từ ngàn xưa cho tới ngày này vẫn nằm im đó đợi chờ và chờ đợi. Đây là những ngôi mộ hướng đông của thánh Thánh Giêrusalem và tại sao lại là hướng đông mà không phải hướng Tây hay hướng khác? Một hướng dẫn viên giải thích rằng: Trong Do Thái Giáo họ tin rằng đến ngày cứu Độ Chúa sẻ đến từ hướng đông đến thờ Jerusalem nên nhưng ai nằm ờ hướng đông sẽ được Ngài giải cứu sớm.
Đấng Thiên Sai đả đến đây và Ngài đã cỡi lừa từ bên đây trên con đường này đi vào Jêrusalem cũng từ hướng đông mà đến. Ngài đi qua đây vào đến công thành hướng Đông và nhiều người đã cởi cả áo mình trải xuống đấy để đón rước người và tung hô Ngài. Thế mà người Do Thái lại tìm đủ mọi cách bắt Ngài và giết đi. Nơi đây Chúa Giêsu đã nhìn vào đền thánh Jerusalem nguy nga lộng lẫy và đau lòng vì họ cứng lòng tin qúa. Họ còn cươi nhạo Ngài và bao nhiêu người đau lòng cho vận nức Do Thái lúc bấy giờ. Ngài đã nhìn thấy trước tương lai thành thánh Jêrusalem như thế nào rồi nên Ngai khóc cho thành thánh Jêrusalem sau này sẽ bị tàn phá và dân chúng sẽ bị lưu đày đi khắp tứ phương.
Đấng Thiên Sai đả đến đây và Ngài đã cỡi lừa từ bên đây trên con đường này đi vào Jêrusalem cũng từ hướng đông mà đến. Ngài đi qua đây vào đến công thành hướng Đông và nhiều người đã cởi cả áo mình trải xuống đấy để đón rước người và tung hô Ngài. Thế mà người Do Thái lại tìm đủ mọi cách bắt Ngài và giết đi. Nơi đây Chúa Giêsu đã nhìn vào đền thánh Jerusalem nguy nga lộng lẫy và đau lòng vì họ cứng lòng tin qúa. Họ còn cươi nhạo Ngài và bao nhiêu người đau lòng cho vận nức Do Thái lúc bấy giờ. Ngài đã nhìn thấy trước tương lai thành thánh Jêrusalem như thế nào rồi nên Ngai khóc cho thành thánh Jêrusalem sau này sẽ bị tàn phá và dân chúng sẽ bị lưu đày đi khắp tứ phương.
Đức Giê-su cũng như mọi người Do thái khác đều yêu quý thánh thánh Giê-ru-sa-lem là thủ đô của đất nước mình. Thành phố có Đền thờ lộng lẫy nơi Ngài lên đó hai ba lần trong các dịp lễ lớn, vì Đền thờ là nhà Cha của Ngài, là nơi Ngài cầu nguyện. Những điều này Ngài đã nhìn thấy sẽ có ngày “không còn hòn đá nào trên hòn đá nào”. Nên Ngài cảm thấy đau thương cho dân tộc mình và vì vậy Ngài đã khóc.
Sau này chuyện đã xảy ra đúng như vậy, Chúa Giêsu đã nói rõ nhưng dân thành này không tin Ngài, nghĩa là không nhận ra ơn cứu độ mà Đức Giê-su mang đến cho họ.
Thiên Chúa muốn đem cho dân bình an nhưng vì dân thành Giê-ru-sa-lem không đón nhận cho nên nó mới bị các nước chung quanh trở thành kẻ thù tấn công và vây hãm nó.
Thiên Chúa muốn đem cho dân bình an nhưng vì dân thành Giê-ru-sa-lem không đón nhận cho nên nó mới bị các nước chung quanh trở thành kẻ thù tấn công và vây hãm nó.
(Tôi ngẫm thấy Đất nước Việt Nam chúng ta cũng đang như vậy, bao nhiêu người ngày nay đang khóc cho vận nước, nhưng cũng còn không ít kẻ thờ ơ chế nhạo.) Con cầu xin Chúa cứu giúp đất nước Việt nam chúng con Chúa ơi!... Xin Ngài đừng để Đất Nước Việt Nam chúng con bị mất vào tay ngoại bang. Nếu chuyện đó xảy ra chắc chúng con sẽ bị lưu vong mãi mãi đau lắm Chúa ạ!.
Tại địa điểm Chúa Giêsu khóc thương ngày xưa này có một nhà nguyện được xây lên, rồi bị quân Hồi Giáo phá hủy đi, rồi lại được xây lên nhìều lằn như ngày nay. Nhà thờ thuộc Dòng Phanxicô (OFM) điều hành và trông coi.Nhà thờ cuối cùng như hiện nay, được xây dựng vào năm 1955 theo kế hoạch của Antonio Barluzzi trên nền móng của một nhà thờ Byzantine từ thế kỷ thứ 6. Để tưởng nhớ lại sự đau buồn của Chúa Giêsu khi khóc thương dân thành Jerusalem.
Ở bên trái của lối vào chính, ngày nay phần còn lại của bức tranh khảm những biểu hiệu của Kitô giáo thời Byzantine đã được tìm thấy được bảo tồn kỹ lưỡng. Kiến trúc muốn xây nhà nguyện này như hình giọt lệ Chúa đã khóc và tên nhà thờ được đặt là Dominus Flevit " Nhà Nguyện Chúa khóc"
Nhà thờ Dominus Flevit không hướng về phía đông như những nhà thờ khác, mà nhìn về phía tây, tức là nhìn sang thành Thánh Jerusalem mang hình "Giọt Lệ".
Đứng từ nơi đây ta nhìn qua cửa sổ phía sau bàn thờ nhìn sang thành Thánh Giêrusalem sẽ rất đẹp. Đặc biệt đẹp nhất và lúc buổi sáng khi mặt trời bắt đầu mọc lên chiếu tỏa ánh dương quang lên thành thánh Jiêrusalem. Chỉ tiếc rằng tôi đến đây lúc này đang mưa nên những tấm ảnh chụp không được sáng như những ngày giờ nắng ráo. Những giọt nước mưa như nước mắt vẫn còn bám kín trên những tấm kính nên từ đây nhìn sang đền thánh Giêrusalem thấy rất mịt mù. Mịt mù như quê hương Việt Nam của con ngày nay vậy Chúa ạ.
Đứng từ nơi đây ta nhìn qua cửa sổ phía sau bàn thờ nhìn sang thành Thánh Giêrusalem sẽ rất đẹp. Đặc biệt đẹp nhất và lúc buổi sáng khi mặt trời bắt đầu mọc lên chiếu tỏa ánh dương quang lên thành thánh Jiêrusalem. Chỉ tiếc rằng tôi đến đây lúc này đang mưa nên những tấm ảnh chụp không được sáng như những ngày giờ nắng ráo. Những giọt nước mưa như nước mắt vẫn còn bám kín trên những tấm kính nên từ đây nhìn sang đền thánh Giêrusalem thấy rất mịt mù. Mịt mù như quê hương Việt Nam của con ngày nay vậy Chúa ạ.
Từ khuôn viên nhà thờ, ta trông thấy toàn cảnh của Giêrusalem như Chúa ngày xưa, chỉ khác là Đền Thờ nguy nga ngày xưa không còn nữa mà đã bị thay thế bằng Đền thờ Vòm đá Tảng có mái màu vàng óng ánh của Hồi giáo mà thôi.
Trầm Hương Thơ
Mùa chay thánh 2019
0 nhận xét:
Đăng nhận xét