Một chú thuyền chài chẳng qúy sang
Nhưng Ngài đến chọn dẫn lên đàng
Tâm hồn bộc trực không suy xét
Ý chí ngay lành có tính ngang
"Phiến đá" do Ngài xây rắn chắc
"Phê rô" mãi cứng tựa Kim Cang
Cho dù hỏa ngục luôn công phá
Cũng chẳng rung rinh cứ vững vàng.
Trầm Hương Thơ
VÀI NÉT CHÍNH VỀ TÔNG ĐỒ PHÊRÔ
Thánh Phê rô sinh tại, Bethsaida một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilêa, trên bờ biểnTiberia khoảng năm 1.
Phêrô là anh em với ông Anrê . Hai ông làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilê (Mt,4,23).
Qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu và được Người đặt tên là Phêrô. (Ga 1, 42).
Phúc Âm Thánh Luca cũng cho chúng ta biết : Phêrô
trở thành môn đệ của Chúa Giê-su sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Lc 5, 4:11).
ĐI TRÊN MẶT NƯỚC:
Tất cả bốn sách phúc âm đều ghi lại việc Chúa Giê-su đi bộ trên mặt nước. Mát-thêu còn mô tả thêm việc Phê-rô đi bộ trên mặt nước nhưng khi ông sợ hãi thì ông bắt đầu chìm ( Mt 14: 28 – 31). Phêrô đã nhân danh các tông đồ khác biểu lộ lòng trung thành với Chúa Giêsu.
Sau khi nói về mầu nhiệm Mình và Máu của Người (Ga. 6:22t) nhiều người trong nhóm môn đệ đã bỏ Người mà đi.
Đức Giêsu hỏi nhóm mười hai thì Phêrô liền đáp:
“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là đấng Thánh của Thiên Chúa”. (Ga.6,67-71)
CHỐI CHÚA GIÊ-SU
Tin mừng Gioan cho biết: trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi chịu tử nạn, Chúa Giê-su đã rửa chân cho các môn đệ. Phê-rô đã từ chối không để cho Thầy rửa chân cho ông: “ Thầy mà lại rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu”. Nhưng khi Chúa Giê-su nói “ Nếu thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” thì ông lại xin Chúa rửa cả tay và đầu của ông nữa.(Ga.13,6-15)
Trong cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu, mặc dù ông Phêrô đã cam đoan sẽ sống chết với Thầy cho dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không (Mc 14,19.30-31).
Các Phúc âm ghi rõ, ba lần ông chối Thầy đã được Chúa Giê-su tiên báo:
“Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần” (Mt 26: 30-35, Mc 14: 26-31 ; Lc 22: 31- 34 ; Ga 13: 36 – 38).
Nhưng Phê-rô đã được ơn hoán cải và hơn thế nữa, được Chúa Giê-su uỷ thác nhiệm vụ củng cố anh em mình.
“ Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Còn phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin.” (Lc 22,31-32).
NGƯỜI GIỮ CHÌA KHÓA NƯỚC TRỜI
Chúa Giêsu trao cho Thánh Phêrô chìa khóa nước trời,
Khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Phêrô là người đã tuyên xưng Chúa Giêsu:
Thầy chính là đức Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa hằng sống". (Mt.16,13-17)
"Và cũng chính tại đây, Thánh Phêrô đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội".
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy ” (Mt. 16,18-19)
Trong các trình thuật sau khi Chúa Giê-su sống lại, ta thấy ông Phêrô dẫn đầu các môn đệ khi Chúa hiện ra ở Galilê (Mc 14,28; xc. 16,7; Lc 24,34). Ở lần hiện ra thứ ba, Chúa Giê-su đã trao quyền chăn dắt đoàn chiên của Ngài cho Thánh Phê-rô:
“ Đức Giê-su hỏi ông Simon Phê-rô:( 3 lần)
“Này anh Simon, con ông Gio-na, anh có mến thầy hơn các anh em này không?”
-Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”
Đức Giê-su nói với ông:
-“Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”.
Người lại hỏi:
“Này anh Simon, con ông Gio-na, anh có mến thầy không?”
-Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.
Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”.
Người hỏi lần thứ ba:
“Này anh Simon, con ông Gio-na, anh có mến thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi đến lần tới ba lần: “Anh có yên mến Thầy không?”Ông đáp:
“Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Đức Giê-su bảo:
“hãy chăm sóc chiên của Thầy. ” (Ga.21,15-17)
THÁNH PHÊ-RÔ ĐẾN RÔMA
Không có tài liệu chắc chắn cho chúng ta biết là Thánh Phêrô đến Rô-ma vào năm nào. Các sử gia thời thượng cổ chỉ tin rằng Phêrô đã điều khiển giáo đoàn Rô-ma trong 25 năm. Truyền thống cho rằng, Ngài làm giám mục ở Rô-ma từ năm 42. Tuy nhiên điều chắc chắn là vào khoảng năm 44, Phêrô mới đi khỏi Jêsusalem và năm 49 lại có mặt tại đó để chủ tọa công đồng.
Có sử gia cho rằng sau khi đi khỏi Jêsusalem vào năm 44, Phêrô đã qua Antiokia, rồi sang Rôma, rửa tội cho nhiều người trong số ấy có gia đình ông bà Aquila và Priscilla, và tổ chức một giáo đoàn khá lớn ở Rôma.
"Thế kỷ II, trong thư gửi giáo dân Rô-ma, thánh Đionisio (166-174) giám mục Corinto cũng quả quyết giáo đoàn này do hai tông đồ Phê-rô và Phao-lô thành lập".
THÁNH PHÊ-RÔ CHỊU TỬ ĐẠO
Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero bắt đầu bách hại giáo dân Ki-tô giáo.
Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma tìm nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, Ngài đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai đi vào thành. Phêrô hỏi:"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo Vadis, Domine?) .
Chúa Giê-su đáp:"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".
Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa. Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Sau này, người ta đã xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Phê-rô một thánh đường, mang danh hiệu Quo vadis, Domine?
Trở vào thành Rôma Thánh Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, Ngài đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và cùng tử đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, Thánh Phêrô bị kết án tử hình trên thập tự. Ngài bị điệu tới hy trường Caligula trên đồiVatikan, khi trông thấy thập giá, Phê-rô tự cảm thấy mình không xứng đáng được chết như Thầy mình là Đức Giêsu Kitô, nên đã yêu cầu được đóng đinh ngược. Ngài bị tử đạo vào năm 64.
Sau khi chết, thi hài của Ngài được an táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican. Lức đó hoàng đe Nero diệt đạo Công Giáo rất dữ nên các giáo dân di dời vào hang toại đạo, cho tới năm 258 sau thời kỳ bắt đạo thì lại đưa hài cốt Ngài chôn trở lại đây.
(Mộ thánh Phêrô dưới tầng hầm của đền Thánh Phêrô hiện nay)
Ngày nay giáo hội (khảo cổ) đã tìm thấy mộ của Ngài duới đền thánh Phêrô.
"Và cũng chính tại đây, Thánh Phêrô đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội".
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy ” (Mt. 16,18-19)
Trong các trình thuật sau khi Chúa Giê-su sống lại, ta thấy ông Phêrô dẫn đầu các môn đệ khi Chúa hiện ra ở Galilê (Mc 14,28; xc. 16,7; Lc 24,34). Ở lần hiện ra thứ ba, Chúa Giê-su đã trao quyền chăn dắt đoàn chiên của Ngài cho Thánh Phê-rô:
“ Đức Giê-su hỏi ông Simon Phê-rô:( 3 lần)
“Này anh Simon, con ông Gio-na, anh có mến thầy hơn các anh em này không?”
-Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”
Đức Giê-su nói với ông:
-“Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”.
Người lại hỏi:
“Này anh Simon, con ông Gio-na, anh có mến thầy không?”
-Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.
Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”.
Người hỏi lần thứ ba:
“Này anh Simon, con ông Gio-na, anh có mến thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi đến lần tới ba lần: “Anh có yên mến Thầy không?”Ông đáp:
“Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”.
Đức Giê-su bảo:
“hãy chăm sóc chiên của Thầy. ” (Ga.21,15-17)
THÁNH PHÊ-RÔ ĐẾN RÔMA
Không có tài liệu chắc chắn cho chúng ta biết là Thánh Phêrô đến Rô-ma vào năm nào. Các sử gia thời thượng cổ chỉ tin rằng Phêrô đã điều khiển giáo đoàn Rô-ma trong 25 năm. Truyền thống cho rằng, Ngài làm giám mục ở Rô-ma từ năm 42. Tuy nhiên điều chắc chắn là vào khoảng năm 44, Phêrô mới đi khỏi Jêsusalem và năm 49 lại có mặt tại đó để chủ tọa công đồng.
Có sử gia cho rằng sau khi đi khỏi Jêsusalem vào năm 44, Phêrô đã qua Antiokia, rồi sang Rôma, rửa tội cho nhiều người trong số ấy có gia đình ông bà Aquila và Priscilla, và tổ chức một giáo đoàn khá lớn ở Rôma.
"Thế kỷ II, trong thư gửi giáo dân Rô-ma, thánh Đionisio (166-174) giám mục Corinto cũng quả quyết giáo đoàn này do hai tông đồ Phê-rô và Phao-lô thành lập".
THÁNH PHÊ-RÔ CHỊU TỬ ĐẠO
Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero bắt đầu bách hại giáo dân Ki-tô giáo.
Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma tìm nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, Ngài đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai đi vào thành. Phêrô hỏi:"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo Vadis, Domine?) .
Chúa Giê-su đáp:"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".
Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa. Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Sau này, người ta đã xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Phê-rô một thánh đường, mang danh hiệu Quo vadis, Domine?
Trở vào thành Rôma Thánh Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, Ngài đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và cùng tử đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, Thánh Phêrô bị kết án tử hình trên thập tự. Ngài bị điệu tới hy trường Caligula trên đồiVatikan, khi trông thấy thập giá, Phê-rô tự cảm thấy mình không xứng đáng được chết như Thầy mình là Đức Giêsu Kitô, nên đã yêu cầu được đóng đinh ngược. Ngài bị tử đạo vào năm 64.
Sau khi chết, thi hài của Ngài được an táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican. Lức đó hoàng đe Nero diệt đạo Công Giáo rất dữ nên các giáo dân di dời vào hang toại đạo, cho tới năm 258 sau thời kỳ bắt đạo thì lại đưa hài cốt Ngài chôn trở lại đây.
(Mộ thánh Phêrô dưới tầng hầm của đền Thánh Phêrô hiện nay)
Ngày nay giáo hội (khảo cổ) đã tìm thấy mộ của Ngài duới đền thánh Phêrô.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét