Chung nhau một chuyến hành hương
Giáo Đô Công Giáo yêu thương một trời
Rôma muôn thuở tuyệt vời!
Tình yêu Thiên Chúa sáng ngời chiếu soi.
Nhóm chúng tôi 12 người đáp máy bay đến Rôma 4 ngày để tham dự lễ tuyên Chân Phước ĐGH Phaolô VI, đồng thời hành hương thăm Giáo Đô Rôma muôn thuở. Nhờ sự quen biết của chị trưởng nhóm nên đã liên lạc từ truớc để mướn một cái Apartment lớn đủ cho đúng một tiểu đội ở ngoại thành Rôma cho giá cả bình dân, có sân thoải mái và bếp núc đầy đủ. Xuống sân bay thấy chủ nhà cầm bảng Priester Dr. Qúy đứng đón, dẫn ra xe Mersedes và thêm 1 chiếc 9 chỗ ngồi nữa là an tâm vì trong đoàn có mỗi mình cha Phêrô Qúy là hiểu và nói được tiếng Ý để xã giao còn chúng tôi đều ngồi hiền ru rất là dễ thương... Thấy cha nói gì đó mà nghe như Grazie millev.vv, nửa tiếng sau xe đã tới nhà. Căn hộ khá khang trang, bữa tối đã nấu xong do hai người đẹp Chinh và Claudia sang từ hai ngày trước nên đã đi chợ cá biển và nấu giúp cho. Cám ơn hai cô nhiều nhé. Thật là tuyệt vời! với bữa cơm tối hôm nay.
Sáng thứ bảy lấy xe buýt đi thăm Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (Tiếng Ý: Basilica Papale di San Paolo fuori le Mura, có tên khác là Nhà thờ Thánh Phaolô) Đây là một trong bốn Đại Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatikan mà khách hành hương không nên bỏ qua mỗi khi đến Giáo Đô.
Vương cung thánh đường này do hoàng đế Constantine I cho xây dựng vào khoảng năm 370 đúng ngay tại nơi có phần mộ của Thánh Phaolô , ban đầu là một đài tưởng niệm. Đến năm 386, hoàng đế Theodosius I bắt đầu xây dựng thành một nhà thờ to lớn hơn rất nhiều, công việc này kéo dài mãi đến đời ĐGH. Lêo thứ nhất (440-461) mới hoàn thành Từ đó nơi đây trở thành nhà thờ lớn nhất. Lớn hơn cả Vương cung thánh đường thánh Phêrô trong suốt thế kỷ thứ V...
Dưới bàn thờ chính hiện nay, có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 mét, có ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Theo một số người, bia này có từ thế kỷ thứ I, một số khác cho là từ nửa sau của thế kỷ thứ IV. Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành. Ðây chính là mộ của thánh Phaolô Tông Ðồ.
Ở đây cũng có một hòm kính trong đó có sợi dây xích thánh nhân khi bị bắt giam trong tù.
Khu vườn sau cũng rất đẹp nên nếu đả đến đây thì không nên bỏ qua, nơi đây cũng còn lưu giữ nhiều thứ đồ mà khảo cổ đã tìm thấy có liên quan đến thời các thánh Tông Đồ truyền giáo sang đây. Chung quanh hành lang có tổng cộng là 218 cây cột nhỏ chống đỡ. Cái đặc biệt là khi kiến thết thì mỗi cây mỗi kiểu chứ không có cây nào trùng nhau cả, nhưng vì theo dòng thời gian bị chiến tranh tàn phá và hỏa hoạn nên bây giờ một số cây đã phải làm lại giống nhau để chống đỡ giữ cho tường nhà khỏi bị hư.
Rời nơi đây sau khi ăn trưa chúng tôi đến viếng "hang Toại Đạo Thánh Callistô" (Catacambe Di.S Callisto)
Đây là hang toại đạo quan trọng nhất Roma. Thầy sáu Callisto là người cộng sự thân cận của Đức giáo hoàng Zeferino (199-217) năm 217, ngài được chọn làm đấng kế vị lèo lái con thuyền Giáo Hội dưới thời hoàng đế Antonio Heliogabale.
Đây cũng là nơi chôn cất chính thức của các Giáo Hoàng, từ đức giáo hoàng Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được Đức Giáo Hoàng Callisto nới rộng, sau đó Đức giáo hoàng Damacos cho trang hoàng với những bức tranh vẽ trên tường và được tôn kính cho đến thế kỷ XV.
Hang Toại Đạo này gồm 4 tầng nhưng chỉ có thể thăm tầng 2. Nơi có nhà nguyện các ĐGH. Tại đây đã có 9 Thánh Giáo Hoàng được chôn cất, trong số đó có: Thánh Sistô II, Thánh Anterô Thánh Fabianô, Thánh Luciô I và Thánh Eutichianô. Bia mộ khác bằng nguyên ngữ Hy Lạp. Cuối nhà nguyện, gian bên cạnh là mộ thánh nữ Cecillia Đồng Trinh Tử Đạo. Khi bị hành quyết nàng không nói được vì bị cắt vào cổ nhưng vẫn giơ lên 3 ngón tay biểu tượng thờ một "Thiên Chúa Ba Ngôi". Nơi đây có nhiều bức tranh Byzantin thuộc các thế kỷ VII và VIII.
Hôm nay nơi đây tình cờ chúng tôi gặp 2 Lm. VN. quen biết đang tu học ở Rôma dẫn mấy người hành hương tới đây. Tay bắt mặt mừng, truyện trò vui vẻ, chụp mấy tấm hình lưu niệm và không quên hẹn ngày gặp lại
Lền đường tiếp tục tìm đến thăm trạm Pyramid và cổ thành?.. và chụp mấy tấm hình kỷ niệm.
Thăm "Đài tưởng niệm Victor Emmanuel"
Tên chính thức được gọi là Monumento Nazionale.
Tượng đài bằng đá hoa cương trắng, xây dựng giữa năm 1885 và 1927 để tôn vinh và đánh dấu sự hợp nhất của Ý dưới cượng vị vua đầu tiên của mình. Xây dựng theo phong cách tân cổ điển được thiết kế bởi Giuseppe Sacconi. Bên trong Đài tưởng niệm , là bảo viện Risorgimento (trung ương).
Sau khi tham quan và chụp hình lưu niệm nhóm lấy xe điện trở về Apartment ăn cơm chiều và chia sẻ chuyện trong ngày, dâng kinh tối và phút hồi tâm rồi
đi ngủ để sáng mai dậy sớm tham dự thánh lễ tuyên Chân Phước ĐGH. Phaolô VI.
Sáng chúa nhật 19.10.2014 chúng tôi dậy ăn sáng xóng 7 giờ lấy xet bus ra công truờng thánh Phêrô xếp hàng để chờ mở cổng vào trong tìm chỗ dự lễ. 9giờ thì những dòng người được cảnh sát mởi cửa cho vào, và họ khám xét khá kỹ, tương tợ như chúng ta vào phi trường để đi máy bay vậy. Máy ảnh, đồng hồ, dây chuyền, bóp, thắt lưng bõ vào những cái rổ để chạy qua máy soi và người thì đi qua cổng có máy rà xem có mang chất nổ hay gì đó vào không. Sau đó là vào công trường để có chỗ ngồi, đây là chúng tôi có vé trước chứ còn những người không có vé thì không biết ra sao nữa. May mắn có mấy người trẻ nhanh chân kiếm được chỗ cho cả nhóm 12 ở hàng ghế gần trên nơi gần con đường ĐGH. đi nên chắc ăn là đến gần được ngài.
Ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ dưới cái nắng khá gay gắt mới thấy đoàn đồng tế các Hồng Y, Giám Mục, Lm. rước ra nhưng chưa thấy ĐGH. Phanxicô đâu. Khi nghe một tràng pháo tay vang dội cả công trường tôi cứ ngỡ là ĐGH. Phanxicô nhưng không phải ngài mà là ĐGH. Benedictô XVI. Chờ thêm ít phút nữa mới thấy ĐGH. đương kim tiến ra hôn bàn thánh và tới chào hỏi vị tiền nhiệm và mọi người.
Thánh lễ kéo dài tới 13 giờ mới chấm dứt. Quảng trường đầy cả nhưng rất nghiêm trang và trật tự. Mọi người chờ đợi ĐGH. đi ngang những hàng ghế gần mình để chụp hình và chào ngài. Hôm nay thánh lễ Tuyên Chân Phước kéo dài nên ngài xuống thăm giáo dân có phần đi nhanh hơn những ngày bình thường, nhưng mình cũng chụp được một số hình ảnh ngài khi đến gần cách khoảng 2m.
Buổi chiều nay chúng tôi có hẹn với Lm. Nguyễn Trường Luân tại nhà dòng Chúa Cứu Thế tại Rôma. Đi một trạm xe điện là đến, ngài đón chúng tôi và dẫn về thăm thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và giới thiệu nhà dòng. Sau khi cà phê trà nước xong ngài dẫn chúng tôi đi thăm nhà thờ Basilica Di S. Clemente. Đây là nhà thờ cổ nhất và cũng có lịch sử rất quan trọng của giáo hội Công Giáo ở Rôma.
Đây có thế nói là nhà thờ khi các tông đồ Chúa Giêsu mới qua truyền giáo và nhờ được một người hảo tâm hào hiệp có cảm tình và giúp đỡ cho mượn nhà để họp nhau chia sẻ và những nghi thức tưởng nhớ đến Chúa Giêsu của những người đầu tiên theo Ngài. Theo các cha dòng Đaminh từ Ái Nhĩ Lan qua đây ở khi bị cấm cách ở bên nước nhà. Sau một thời gian dài các ngài đã nghiên cứu lịch sử và đã đào lên khám phá ra bên dưới nền nhà là những tầng hầm từ ngàn xưa ấy, nơi đây đã ghi lại rất nhiều về lịch sử đạo Công Giáo thời các thánh Tông Đồ sang đây truyền đạo.
Sau đó quốc bộ sang nhà thờ Đức Bà Cả, (hay còn có tên là nhà thờ tuyết rơi).
Đền thờ Đức Bà Cả cũng gọi là Vương Cung Thánh Đường Liberiô, được xây trên đồi Esquilinô thành Rôma. Truyền thuyết kể rằng đêm mồng 4 rạng mồng 5 tháng 8 năm 352, Đức Mẹ hiện ra với Đức Liberiô I, và truyền lệnh xây một đền thờ nơi có tuyết rơi trong đêm đó. Sáng hôm sau, Đức Giáo Hoàng đến đồi Esquilinô thấy có tuyết rơi, thời kỳ này là mùa hè mà lại xảy ra đúng như lời Đức Mẹ đã nói với ngài trong giấc mơ, vì thế đền thờ này cũng gọi là Đền thờ Đức Mẹ xuống tuyết, nên ngài đã ra lệnh xây đền thờ kính Đức Mẹ tại đây năm 366. Đền thờ được Đức Sixtô III chỉnh trang và cung hiến năm 435 để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa mà Công đồng Ephesô đã tuyên tín năm 431. Gọi là đền thờ Đức Bà Cả vì là đền thờ đầu tiên và là một trong bốn Vương cung thánh đường lớn nhất thành Rôma. Đền thờ được xây, và mở rộng trùng tu nhiều lần qua nhiều thế kỷ. Tiền đường chính được xây thế kỷ XVIII. Tháp chuông kiểu Rôma tuyệt đẹp được hoàn thành năm 1377 và được kể là ngọn tháp cao nhất kinh thành Rôma.
Đền thờ Đức Bà Cả cũng còn có tên là Đền thờ Đức Bà máng cỏ, vì thời xưa nguyện đường máng cỏ được thiết lập gần bàn thờ chính,về sau được di về nguyện đường Sixtine do Đức Sixtô V xây cất.
Đền thờ Đức Bà Cả tôn kính ảnh Đức Mẹ lừng danh nhất do thánh Luca minh hoạ, gọi là Đức Mẹ sự an lành của dân thành Rôma (Salus populi Romani), đã được đội triều thiên liên tiếp nhiều lần do Đức Clementê VIII, Đức Grêgôriô XVI, và Đức Piô XII ngày 1-11-1954, Năm Thánh Mẫu kỷ niệm 100 năm Đức Piô IX tuyên tín Đức Mẹ Vô Nguyên Tội. Dịp này, Đức Piô XII, với thông điệp Ad Caeli Reginam, tuyên ngôn vương quyền của Mẹ và thành lập lễ Mẹ Nữ Vương ngày 22 tháng 8. Buổi tối về nhà chia sẻ và làm phút hồi tâm.
Ngày hôm sau nhóm dâng thánh lễ tại thánh đường nhà dòng Chúa Cứu Thế sau đó cha Trường Luân dẫn đi kính viếng ngôi nhà thờ có Cầu thang thánh (Scala Santa Monument) với những bậc thang Chúa Giêsu đã đặt chân lên khi đến gặp tổng trấn Philatô (được Thánh nữ Hêlêna đem từ Israel về). chúng tôi đã đi bằng đầu gối qua 28 bậc thang để đến được đỉnh cầu thang đối diện với cung thánh.
ÐỀN THỜ LATÊRANÔ
Ðền thờ Latêranô là nhà thờ chánh toà của Ðức Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha với tư cách là Giám Mục Roma, cũng đặt ngai tòa của mình tại nhà thờ chánh tòa. Ðền thờ này được xây dựng vào năm 320 khi Giáo Hội Chúa Kitô, tượng trưng cho Tòa Thánh Roma vừa thoát qua khỏi một thời kỳ cấm cách, bắt bớ khủng khiếp .
Ðền thờ này do công của Hoàng đế Constantinô xây dựng để tôn vinh danh Chúa và để dân Chúa có nơi tụ tập, đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích . Ðền thờ này đã được cung hiến vào khoảng thời gian trên. Lịch sử đã thuật lại rằng, khi hoàn tất ngôi thánh đường này, nhiều đoàn người khắp trong thành phố Roma đã tuôn đến để dự lễ khánh thành và hiệp ý trong nghi lễ cung hiến ngôi thánh đường dùng đặt ngai tòa của Ðức Giáo Hoàng là Giám Mục Roma.
Ngôi đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu thăng trầm của đạo Công Giáo, biết bao nhiêu thử thách, khó khăn của các thời Hoàng đế Roma trị vì. Biết bao nhiêu người đã tới thánh đường Latêranô để xin rửa tội, gia nhập đạo thánh Chúa trong những đêm phục sinh và mừng lễ vượt qua tại đây. Theo như cha Trường Luân giải thích thì tại đền thờ này có mộ phần của thánh Mathias tông đồ thứ 12 thay thế ông Giuđa phản Chúa. Và nhiều mộ của các tông đồ nhất. Phía trước mặt đền thờ có tượng thánh Phanxicô khó khăn và các bạn của ngài đến đây để xin gặp Đức Giáo Hoàng.
Ngôi đền thờ Latêranô đã trải qua biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu thăng trầm của đạo Công Giáo, biết bao nhiêu thử thách, khó khăn của các thời Hoàng đế Roma trị vì. Biết bao nhiêu người đã tới thánh đường Latêranô để xin rửa tội, gia nhập đạo thánh Chúa trong những đêm phục sinh và mừng lễ vượt qua tại đây. Theo như cha Trường Luân giải thích thì tại đền thờ này có mộ phần của thánh Mathias tông đồ thứ 12 thay thế ông Giuđa phản Chúa. Và nhiều mộ của các tông đồ nhất. Phía trước mặt đền thờ có tượng thánh Phanxicô khó khăn và các bạn của ngài đến đây để xin gặp Đức Giáo Hoàng.
Đoàn đi bộ một đoạn đường khá dài đến viếng Thánh Thể và cầu nguyện trong một ngôi nhà thờ nổi tiếng đang lưu giữ thân gỗ cây thánh giá của Chúa Giêsu. Nơi đây còn lưu giữ cả một tấm khăn liệm của Chúa Giêsu.
Vương Cung Thánh Đường Thánh-Giá (còn gọi là Vương Cung Thánh Đường Các Thánh Tích) trong đó lưu giữ một phần gỗ Thánh giá và các đinh của Chúa Giêsu.
Theo truyền thống thì Thánh nữ Hêlena mẹ của vua Constantinô, vị vua đã trở lại đạo Công Giáo và cho Giáo Hội được hưởng nền hoà bình sau 3 thế kỷ bị bắt bớ và bách hại. Chính bà trong cuộc hành hương cuối đời, năm bà 80 tuổi, đã tìm thấy Thánh Giá Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
Năm 326, Bà Hêlena đã lưu lại ở Giêrusalem để tìm mộ Chúa Giêsu. Nhờ ơn soi sáng bà tin rằng mình sẽ tìm thấy mồ Chúa và Thánh Giá thật nên bà đã cho đào bới khá kỹ với sự cộng tác của Thánh Macarius, Giám mục ở Giêrusalem. Những người Do Thái đã cất dấu Thánh Giá Chúa trong một cái rãnh sâu rồi lấp đá lên trên để những Kitô hữu không thể đến đó tôn kính được. Chỉ có một vài người Do Thái tín cẩn được cho biết nơi giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa sau này đã theo đạo với tên là Cyriacus. Được ơn Chúa thúc đẩy ông đã chỉ cho những người tìm kiếm biết chỗ cất Thánh Giá. Trong cuộc đào bới, người ta đã tìm thấy 3 thập giá và không thể phân biệt đâu là Thánh Giá thật. Lúc ấy Thánh Giám Mục Marcarius đã cho đem cả ba cây thập giá chạm đến một bệnh nhân đang cơn nguy tử. Hai cây thập giá đầu tiên đã chạm đến nhưng người bệnh không cảm thấy gì chỉ đến khi được cây Thánh Giá thật chạm đến thì người bệnh được bình phục ngay. Theo một truyền thống khác, thánh Ambrosio cho rằng người ta biết được Thánh Giá thật nhờ bảng chữ INRI còn để lại trên cây Thánh Giá.
Kể từ khi tìm ra được Thánh Giá thật thì một phần gỗ thánh giá cũng được phân tán đi nhiều nơi khác nữa.
ĐẤU TRƯỜNG CÔLÔSÊ
Vương Cung Thánh Đường Thánh-Giá (còn gọi là Vương Cung Thánh Đường Các Thánh Tích) trong đó lưu giữ một phần gỗ Thánh giá và các đinh của Chúa Giêsu.
Theo truyền thống thì Thánh nữ Hêlena mẹ của vua Constantinô, vị vua đã trở lại đạo Công Giáo và cho Giáo Hội được hưởng nền hoà bình sau 3 thế kỷ bị bắt bớ và bách hại. Chính bà trong cuộc hành hương cuối đời, năm bà 80 tuổi, đã tìm thấy Thánh Giá Chúa Giêsu tại Giêrusalem.
Năm 326, Bà Hêlena đã lưu lại ở Giêrusalem để tìm mộ Chúa Giêsu. Nhờ ơn soi sáng bà tin rằng mình sẽ tìm thấy mồ Chúa và Thánh Giá thật nên bà đã cho đào bới khá kỹ với sự cộng tác của Thánh Macarius, Giám mục ở Giêrusalem. Những người Do Thái đã cất dấu Thánh Giá Chúa trong một cái rãnh sâu rồi lấp đá lên trên để những Kitô hữu không thể đến đó tôn kính được. Chỉ có một vài người Do Thái tín cẩn được cho biết nơi giấu Thánh Giá. Một trong những người đó tên là Giuđa sau này đã theo đạo với tên là Cyriacus. Được ơn Chúa thúc đẩy ông đã chỉ cho những người tìm kiếm biết chỗ cất Thánh Giá. Trong cuộc đào bới, người ta đã tìm thấy 3 thập giá và không thể phân biệt đâu là Thánh Giá thật. Lúc ấy Thánh Giám Mục Marcarius đã cho đem cả ba cây thập giá chạm đến một bệnh nhân đang cơn nguy tử. Hai cây thập giá đầu tiên đã chạm đến nhưng người bệnh không cảm thấy gì chỉ đến khi được cây Thánh Giá thật chạm đến thì người bệnh được bình phục ngay. Theo một truyền thống khác, thánh Ambrosio cho rằng người ta biết được Thánh Giá thật nhờ bảng chữ INRI còn để lại trên cây Thánh Giá.
Kể từ khi tìm ra được Thánh Giá thật thì một phần gỗ thánh giá cũng được phân tán đi nhiều nơi khác nữa.
ĐẤU TRƯỜNG CÔLÔSÊ
Đây là nơi gắn liền với lịch sử của Giáo Hội Công Giáo vì biết bao nhiêu người đã đổ máu đào tử đạo tại đây. Biết bao nhiều anh hùnh tử đạo đã bị giết, bị nhốt và cho thú dữ dày xéo, ăn thịt. Những hạt giống tử đạo đó đã sinh ra nhiều hoa trái rất lạ kỳ, cho đến một ngày nào đó đã ướp đậm cả kinh thành nguy nga tráng lệ Rôma và trở thành Giáo Đô của Giáo Hội Chúa Kitô phục sinh. Như lời ngài đặt cho người thuyền chài Phêrô. Đá Tảng này Ngài đã đặt tại đây và cửa hỏa ngục có công phá bao nhiêu cũng không thể lay chuyển được. Kế bên là một Khải Hoàn Môn, sau khi tham quan và chụp vài tấm ảnh làm lưu niệm thì trời đã chiều nên đoàn chia tay cha Trường Luân và trở về căn nhà ngoại ô của mình. Cả một ngày hôm nay chúng tôi đã đi thăm biết bao nhiêu là những di tích kỳ công của kinh thành Giáo Đô muôn thuở. Đêm trở về nhìn lại ngày sống và nghỉ ngơi để lấy sức cho hôm sau.
Sáng sớm đoàn chúng tôi lấy xe điện và bus để vào tham quan và kính viếng đền thánh Phêrô. Hơn 08h chúng tôi đã có mặt tại đây. Khi chúng tôi vào trong kính viếng đền thánh còn cha Phêrô Nguyễn Trọng Qúy và cha PX. nguyễn Văn Thắng thì đi giao thiệp và hai cha đã được chỗ dâng thánh lễ trong Đền Thánh Phêrô cho chúng tôi. Đây đúng là một sự vinh dự lắm! vì mấy khi mới có dịp được dâng thánh lễ bằng tiếng Việt tại tòa thánh Phêrô này.
Đây là bàn thờ chính của đền thánh Phêrô. Theo truyền thuyết bàn thờ này từ thời vua Salômon sau này đã được đưa từ Giêrusalem về. Những cây cột xoắn và trạm trổ vô cùng tinh vi bằng đồng đen có mạ thêm một số vàng ròng. Đoàn chúng tôi chỉ được dâng thánh lễ ở bàn thờ phụ thôi chứ không phải bàn thờ chính này đâu nha.
Sau khi tham dự thánh lễ xong thì cha Qúy lại xin được giấy để vào tham quan khu vườn của Đức Giáo Hoàng. Đời người biết mấy khi được vào vườn thượng uyển của ĐGH. nên chúng tôi phải sử dụng thời gian tối đa tham quan và ghi hình. Vì không có người hướng dẫn nên cứ đi loanh quanh một hồi và lộn cả đường ra.
Buổi sáng hôm nay là ngày cuối cùng ở đây nên còn nhiều nơi trong này cần đến nên cũng hơi vội vã.
Sau đó trở vào Đền Thánh Phêrô thăm khu hầm mộ các ĐGH. ai ngờ có một đoàn Hành Hương lớn nào đó đang dâng thánh lễ nên lính bảo vệ chưa cho xuống thăm viếng, cả hàng dài phải chờ đợi. Tôi dẫn vài người đi trong đền thánh rộng mênh mông này và viếng những thánh tượng thánh Phêrô bằng đồng đen, tượng Pieta, có cả tượng thánh I-nhã ở gần giữa nhà thờ nữa.
Cuối cùng cũng được xuống thăm khu hầm mô của các thánh Giáo Hoàng cùng các GH. khác. Đi loanh quanh theo mũi tên chỉ tôi thấy có tấm bia mộ rất mới và có nhiều người cầu nguyện tôi đọc thấy tên Đức Chân Phước GH. Phaolô VI vừa mới được tuyên phong trước đây 2 ngày.
Cầu nguyện với ngài, xin phù trợ cho những người tranh đấu cho tự do, nhân quyền và dân chủ. Ngài là một vị chân phước tôi tớ Chúa luôn phục vụ cho công lý và hòa bình. Đúng ra tấm hình này không có vì khi xuống khu hầm mộ này không được phép chụp hình, khi tôi đang tâm sự với ngài sắp xong để đi ra cho kịp giờ hẹn ngoài công trường thì thấy có một ông chắc là ký giả nên đeo máy to tướng và giơ lên ngắm nghía để chụp hình, thấy thế nên tôi cũng móc cái máy nhỏ trong túi ra vừa bấm xong một tấm tôi giật thót mình vì nhớ ra là không được chụp hình nên cất vội vào túi, nhưng nhờ quên bẫng đi mà có tấm hình ngôi mộ của ngài này đấy. Ra đến công trường thánh Phêrô là vừa đúng giờ hẹn với nhóm nên chúng tôi chụp ít tấm ảnh nữa là ra lấy xe bus và xe điện về nhà ăn trưa và xếp valis sửa soạn ra phi trường để bay về Đức.
Tạ ơn Chúa đã ban cho 12 người chúng tôi một chuyến hành hương 4 ngày đêm nơi Giáo Đô Rôma đầy tràn thương mến và chan chứa niềm vui, lãnh nhận học hỏi được rất nhiều ơn ích. Cám ơn cha Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy, LM Micae Nguyễn Trường Luân, CSsR. và cha Lm. PX Nguyễn Văn Thắng, cùng tất cả anh chị em, mong cùng đồng hành nhau vào lần tới.
Từ Rôma vườn hoa Ngài nở rộ
Ân tình Ngài cứu độ khắp năm châu
Ai khổ nhọc, gánh nặng đến kêu cầu
Ngài xóa tan khổ sầu, đầy hạnh phúc.
Thanh Sơn.11.2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét