728x90 AdSpace

Latest News
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

HÀNH HƯƠNG ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐEN NƯỚC BA LAN

Nhắc đến đất nước Ba Lan người ta nghỉ ngay đến Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài là một Giáo Hoàng lừng danh thế giới vào cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21. Ngoài ra chúng ta còn nghe về "Đức Mẹ Đen" ở Czestochowa  Ba Lan , và sau nữa là Trung Tâm "Lòng Chúa Thương Xót" nơi quên hương của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở Kraków.

Chúng tôi là người công giáo nên luôn ao  ước được đến những nơi linh thánh này.
m nay chúng tôi lại được đặt chân đến thành phố Czestochowa của Ba Lan để hành hương kính viếng trung tâm "Đức Mẹ Đen" nằm trên đồi Jasna Góra tức là núi ánh sáng. Đây là lần thứ hai chúng tôi đến nơi này nên có nhiều thời gian cầu nguyện và tìm hiểu hơn về sự tích Đức Mẹ đen.
Chúng tôi thuê khách sạn gần đền thánh để tiện sang khu trung tâm đền thánh kính viếng và tham dự thánh lễ cho tiện.

Đền thánh "Đức Mẹ Đen"nằm trên  đồi  Jasna Góra có tu viện dòng thánh Phaolô các tu sĩ cai quản và chăm sóc thuộc thành phố Czestochowa nên còn có tên là Đức Mẹ Czestochowa.
Thành phố Czestochowa hiện nay có 226.225 người cư ngụ nà cách thủ đô Warszawa 220 cây số và cách thành phố Kraków nơi quê hương của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan II 140 cây số.

Theo con số thống kê của thành phố mỗi  năm có khoảng 5.000.000 (năm triệu) khách hành hương trên Thế giới đến đây để kính viếng Đức Mẹ, để cầu nguyện, để xin ơn và cũng để tạ ơn Mẹ.  Trong số 5 triệu khách hành hương có khoảng 200.000 (Hai trăm ngàn) người đi bộ đến. 
Hôm nay nhằm ngày thứ sáu nên khách hành hương không qúa đông, chúng tôi vào viếng Vương cung thánh đường và cầu nguyện cho những ý nguyện của mình đặc biệt xin Đức Mẹ cứu lấy quê hương Việt Nam của chúng con. 
Vương cung thánh  đường này phải nói là rất lộng lẫy, toàn đá cẩm thạch đẹp và rất nhiều vàng được tranh trí trong đây. Những cây  đại phong cầm qúa đẹp và sang trọng.
Chắc hẳn ngày xưa giáo dân Ba Lan phải giàu có lắm, hoặc là đóng góp rất nhiều để xây dựng đn thánh này. 

Tôi đang mải mê thì nghe thấy có người giải thích bằng tiếng  Đức, ngước xem thì là một sơ đang hướng dẫn một phái đoàn Đức khá đông. 
Chúng tôi đi theo để nghe sơ giải thích về  đến thánh thì mới biết là chung quanh Vương Cung thánh đường còn có tất cả là 4 cái nhà nguyện nữa. Nhà Nguyện quan trọng nhất ở đây có đặt ảnh Đức Mẹ Đen phía bền trái cúa đền thánh. Chung quanh  đền Thánh có 14 chặng đường thánh giá khá lớn và đẹp.  
Đường Thánh Giá thì chúng ta có thể đi ở trên đền thánh viếng cũng được mà đi phía dưới bên ngoài đền thánh viếng cũng tiện.
Sau khi chia tay sơ và nhóm người Đức chúng tôi vào nhà nguyện bên trái để viếng  ảnh Đức Mẹ Đen. Nhà nguyện hầu như chật kín người, chúng tôi phải xếp hàng để được vào một vòng phía sau lưng cung thánh của nhà nguyện. 

Những người vào đây đa số đều qùy và lết đi, chúng tôi cũng thế. Sau đó tôi cố đến gần ảnh Đức Mẹ nhưng có khung sắt chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn và cầu nguyện mà thôi.

Vào nhà nguyện thứ hai kế bên chúng tôi tham dự thánh lễ với người Ba Lan, nhà nguyện có nhiều hình ảnh của các thánh khá đẹp. 
Lên lầu có thêm một nhà nguyện nữa, ờ đây họ vẽ lại một phần lịch sử của bức ảnh liên quan đến Đức Mẹ trong nhiều thế kỷ chống quân thù ngoại xâm. Tôi cũng có ghi lại một số ảnh.

Ra bên ngoài đã thấy trời tối và chúng tôi dạo theo đàng thánh giá để suy gẫm, buổi tối có đèn và ánh trăng làm cho bầu khí càng linh thiêng thêm phần cầu nguyện và suy niệm. 
Ngày hôm sau chúng tôi ra dự thánh lễ với 2 Đức Giám Mục và rất đông Linh mục đồng tế. Phải công nhận là người Công Giáo Ban Lan còn giữ được truyền thống đạo đức rất nhiều, hơn hẳn so với những nước bên tây âu như Đức Pháp Bỉ Hòa Lan v.v...
Sau ăn trưa chúng tôi lên đường lái xe đi về thánh phố Kraków quê hương của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và hành hương đền thánh Lòng Chúa Thương Xót  nơi nhà dòng chị thánh Faustina. 
Nếu hỏi thành phố này có gì làm hấp dẫn du khách thì câu trả lời là đền thánh "Đức Mẹ  Đen". Vâng, chính Đền Thánh và Đức Mẹ Đen đã đưa chân du khách đến đây để cầu nguyện, tĩnh tâm trong một bầu khí linh thiêng và đạo đức, có tới đây chúng ta mới nhận thấy lòng sốt mến mà có ở nơi khác.

Tương truyền rằng chính thánh sử Luca đến thăm Đức Mẹ và thánh Gioan tông đồ thì ngài vẽ bức tranh này, Trong thời gian vẽ tranh, Đức Mẹ Maria kể cho Thánh sử nghe về cuộc đời của Chúa Giêsu rồi sau đó  thánh sử đã viết thành sách Phúc Âm theo thánh Luca.
Bức tranh này mất tích cho đến thế kỷ thứ tư năm 326 bà thánh Helen là mẹ của Hoàng Đế Constantin sùng đạo bà cho quân đi tìm tất cả những gì liên quan đến Đức Giêsu Kitô và quân lính đã tìm thấy rấ nhiều báu vật như mảnh gỗ Thánh Giá đóng đinh Chúa Giêsu, v.v... trong đó có bức tranh này trong thành Jerusalem. 

Sau đó thánh Helen tặng bức tranh này cho con mình là Hoàng đế Constantin và hoàng đế xây một đền thờ ở thành Constantinople (bên Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay). trong đền thò có bức tranh này để kính viếng. 
Sau này trong một trận chiến rất gay go và nguy hiểm dân thành Constantiople đã rước bức ảnh Đức Bà treo cao bên ngoài tường thành và phép lạ đã xảy ra đạo quân địch đã rút lui bỏ chạy. Đức Bà đã cứu thành này khỏi tàn phá của quân xâm lăng.
Ảnh Đức Bà theo thời gian chiến tranh loạn lạc đã qua nhiều nơi tới năm 1382 khi quân xâm chiếm thành và tấn công pháo đài của hoàng tử Ladislaus. Tai pháo đài này đang giữ ảnh Đức Bà để tôn kính, thì một mũi tên của quân Tartar bắn đã xuyên vào cổ họng của bức tranh, thế rồi sau đó hoàng tử Ladislaus di dời bức tranh đi nơi khác và để trong một nhà thờ ở thành Czestochowa, thuộc nước Ba Lan cho đến ngày nay.
Đến năm 1430, nhà thờ này bị xâm chiếm một tên cướp bức tranh bị đưổi đã dùng kiếm đâm vào bức tranh 2 lần và bị ngã xuống đất trong cơn đau đớn và khốn khổ rồi chết. Hai nhát kiếm và dấu tích của mũi tên ngày nay vẫn còn thấy được vết trên bức tranh.
Vào năm 1655, khi quân Thụy Điển xâm lược Ba Lan, một số binh sĩ và tu sĩ quyết tâm tử chiến để bảo vệ đền thánh họ rước Thánh Thể và bức ảnh Đức Mẹ quanh bên trên đền thánh và phép lạ đã xảy ra là quân Thụy Điển đã phải rút lui sau bốn mươi ngày đêm vây hãm.  Cuộc chiến thắng tại đây đã giúp người Ba Lan theo đà tiến đánh quân Thụy Điển ra khỏi bờ cõi. Để ghi ơn Đức Mẹ vua John Casimir đã tôn nhận Đức Mẹ Czestochowa làm Nữ Vương nước Ba Lan, và đặt đất nước dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ.
Ba Lan dành được độc lập năm 1919, nhưng không bao lâu sau lại bị người Nga xâm lược. Ngày 14 tháng 9 năm 1920, khi quân xâm lược đến bờ sông Vistula, chuẩn bị vây hãm thủ đô Warsaw. 
Giữa cơn ngặt nghèo, dân chúng đã cầu nguyện cùng Đức Mẹ Czestochowa. Hôm sau – nhằm ngày lễ Đức Mẹ sầu bi người ta kể lại Đức Mẹ đã hiện đến giữa đám mây trên bầu trời Warsaw, và bọn ngoại xâm Nga cộng đã phải tháo chạy sau một loạt những cuộc giao tranh. Sự kiện này được gọi là Phép Lạ bên bờ sông Vistula.
Năm 1717, Đức Clement XI đã công nhận bản chất hay làm phép lạ của bức ảnh. Năm 1925, Đức Pius XI đã tái xác nhận Đức Maria với tước hiệu Nữ Vương nước Ba Lan, và thiết lập lễ kính vào ngày 3 tháng 5.
Trong thời gian Thế Chiến II, nhà độc tài Hitler ra lệnh cấm hành hương đền thánh, nhưng các giáo hữu vẫn âm thầm đến nài xin sự phù trợ của Đức Mẹ. Sau khi Ba Lan được giải phóng, nhiều tín hữu đã hành hương để tạ ơn Đức Mẹ. 

Đền thánh này là địa điểm để tái dâng hiến nước Ba Lan cho Đức Mẹ vào ngày 08 tháng 09 năm 1946, cũng như địa điểm hành hương cầu nguyện vào năm 1947, để nài xin Đức Mẹ can thiệp trước tai họa chủ nghĩa vô đạo nguy hiểm. Chắc chắn lời cầu bầu của Đức Mẹ Czestochowa đã chấm dứt ách cai trị vô đạo tại Ba Lan. 

Kể từ đó Jasna Góra trở nên ngai tòa của Nữ Vương chiến thắng và là nơi mà mọi người trên Thế giới có thể đến để gởi gắm nơi Mẹ bản thân, gia đình và cả dân tộc của mình nữa. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã phó trao cho Đức Mẹ sứ vụ Giáo Hoàng của ngài với khẩu hiệu nổi tiếng 

“TOTUS TUUS – TẤT CẢ CHO MẸ”.

Trầm Hương Thơ
Mùa thu 2018



  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: HÀNH HƯƠNG ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ ĐEN NƯỚC BA LAN Rating: 5 Reviewed By: Trầm Hương Thơ